Tin vui từ bất động sản châu Á giữa dịch bệnh

Lĩnh vực bất động sản châu Á thời gian qua đã đón nhận được nhiều tin vui. Đặc biệt, sự hồi phục của bất động sản châu Á là đồng đều và đa dạng. Không chỉ 1 quốc gia phát triển, nhiều đất nước tại châu Á cũng dần có tình hình khả quan hơn. Bài viết này, chúng tôi chia sẻ nhận định từ CBRE về vấn đề nay. Đồng thời, những thông tin của công ty JLL cũng góp phần củng cố thêm nội dung bài viết. Có thể nhận thấy sự tiến bộ trong bất động sản ở Indonesia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Cũng theo đánh giá từ công ty, lĩnh vực bất động sản bán lẻ, công nghiệp, kho bãi là các thị trường tiềm năng.

Bất động sản thương mại phục hồi nhanh tại châu Á

Công ty tư vấn bất động sản CBRE là công ty có trụ sở tại Mỹ. Ngày 5/8, CBRE cho biết trong quý II/2021 giá trị đầu tư vào bất động sản thương mại tại châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 99% so với cùng kỳ năm trước. Mức đầu tư tăng lên tới 41 tỷ USD. Nó tương đương mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Thống kê cho thấy trong quý trước các giao dịch có trị giá trên 1 tỷ USD. Tức là chiếm 25% tổng khối lượng giao dịch của khu vực. Trong khi các giao dịch xuyên biên giới tăng 65%. Theo CBRE, Ấn Độ chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất với 354%. Tiếp theo là Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Australia. Hai khu vực lần lượt tăng 270% và 196%. Trung Quốc đại lục tăng 117%.

Nhà ở giá rẻ, phân khúc chính tại Indonesia

Steve Atherton là trưởng bộ phận vốn và dịch vụ tại Indonesia. Anh nhận định: “Trong nỗ lực phát triển ngành bất động sản tại Indonesia, Bộ Tài chính đã gia hạn miễn thuế giá trị gia tăng. Thời hạn là từ cuối tháng 8/2021 đến cuối tháng 12/2021. Động thái này tạo ra lực đẩy cho thị trường nhà ở giá rẻ. Đây sẽ là chỗ dựa cho thị trường bất động sản Indonesia”.

Các nhà đầu tư thúc đẩy hoạt động tại Hong Kong

Bất động sản châu Á có tin vui dù dịch bệnh hoành hành
Bất động sản châu Á có tin vui dù dịch bệnh hoành hành

Khối lượng giao dịch đầu tư tại Hong Kong trong quý II đạt 4,33 tỷ USD. Con số này tăng 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các nhà đầu tư tổ chức chiếm hơn 70% giao dịch. Đó là do thị trường bất động sản của thành phố tiếp tục phục hồi ổn định. Lý do nhờ vào việc mở rộng quy mô tiêm chủng, lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào. Các chuyên gia của Colliers kỳ vọng những tín hiệu tích cực này sẽ được giữ nguyên trong hai quý cuối năm.

Singapore, thị trường trú ẩn an toàn

Lĩnh vực văn phòng và công nghiệp vốn đã trở thành điểm tựa. Singapore chứng kiến sự bùng nổ trên thị trường nhà ở cao cấp trong quý II. Tổng khối lượng giao dịch trong kỳ đạt mức 5,2 tỷ USD. Qua đó đưa Singapore trở lại vị trí thị trường trú ẩn an toàn nhất trong khu vực. Vì nhiều yếu tố khác nhau, những nhà đầu tư dự đoán Singapore sẽ còn duy trì vị trí dẫn đầu ít nhất tới cuối năm 2021.

Hoạt động đầu tư với thị trường văn phòng Hàn Quốc

Nguồn thanh khoản dồi dào cũng như lãi suất và tỷ lệ trống ở mức thấp đã thúc đẩy thị trường văn phòng tại Hàn Quốc. Trong quý II, quốc gia này ghi nhận khoảng 1,9 tỷ USD các giao dịch liên quan đến phân khúc này. Trong đó, tòa nhà Pinnacle Yeoksam ở Gangnam được bán với đơn giá kỷ lục 40 triệu KRW/pyeong. Nhu cầu từ các tập đoàn công nghệ và những nhà đầu tư tổ chức vẫn lớn. Đó sẽ tiếp tục là động lực chính cho thị trường này trong cuối năm.

Đại dịch không thể ngăn cản thị trường Nhật Bản

Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực logistics
Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực logistics

Nhật Bản là một trong những quốc gia hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến chủng delta. Nhưng tâm lý chung của các nhà đầu tư vẫn khá lạc quan. Dẫn đầu là các lĩnh vực văn phòng, nhà đất và logistics. Ngoài ra, giới đầu tư cũng yên tâm sau khi tổ chức thành công Olympic Tokyo. Cùng với đó là đẩy mạnh tiêm chủng đã giúp bất động sản phục hồi. Điều này đã giúp lĩnh vực khách sạn tại quốc gia này tìm thấy những tín hiệu tích cực.

Thông tin thêm từ JLL

Xét về loại tài sản, đầu tư vào bất động sản bán lẻ chiếm 31% tổng giá trị đầu tư trong khu vực. Trong khi bất động sản công nghiệp vẫn được săn đón. Tỷ lệ sử dụng kho bãi tại các thị trường lớn đạt mức cao nhất trong nửa đầu năm. Công ty tư vấn bất động sản JLL (Mỹ) cho biết đầu tư vào bất động sản công nghiệp và hậu cần tại châu Á-Thái Bình Dương trong quý II/2021 đã tăng lớn. Mức tăng lên đến 215% so với một năm trước lên 15 tỷ USD. Đó là nhờ sự mở rộng của thương mại điện tử và nhu cầu đa dạng hóa tài sản của các nhà đầu tư. Trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc chiếm 69% tổng lượng đầu tư bất động sản có trị giá 83,5 tỷ USD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 63 = 66