Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rớt xuống mức thấp nhất

Sau chuỗi tăng đáng kể vào đầu năm, giá gạo xuất khẩu trong thời gian gần đây liên tục giảm thấp. Giá gạo Việt đang giảm mạnh xuống còn 385 USD/tấn (loại 5% tấm), mức này được cho là thấp nhất trong vòng gần 2 năm trở lại đây. Bước sang tháng 8, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm sâu, so cùng thời điểm này năm ngoái (với mức giá trung bình 485 USD/tấn), gạo xuất khẩu hiện tại thấp hơn gần 100 USD/tấn. Người nông dân Việt Nam đang gặp phải những khó khăn chồng chất trước đại dịch chết người. Bên cạnh đó, nền kinh tế sẽ giảm sút nghiêm trọng cho một đất nước mạnh về nông nghiệp như Việt Nam nhưng gặp phải vấn đề xuất khẩu lương thực chủ chốt.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng chẳng khá khẩm hơn

Không chỉ gạo của Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần vừa qua; cũng đã giảm xuống mức thấp do cầu thị trường yếu. Hiện gạo 5% tấm của Ấn Độ ở mức 352 – 356 USD (giảm mạnh so với mức 383 USD/tấn hồi đầu tháng 7). Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 387- 400 USD / tấn (tăng 5-7 USD/tấn so với một tuần trước). Song vẫn là mức thấp nhất trong vòng 2 năm nay của nước này.

Người có chuyên môn cho hay

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết; do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Một số công ty, nhà máy rơi vào tình trạng ngừng sản xuất, đóng cửa tạm thời… khiến khả năng giao hàng doanh nghiệp hạn chế. Đến nay, sau chuỗi tăng vào đầu năm. Giá gạo trong thời gian gần đây liên tục giảm.

xuất khẩu gạo, doanh nghiệp xác định còn xa vời
Xuất khẩu gạo, doanh nghiệp xác định còn xa vời

Ông Bình đơn cử: như Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An; ban đầu dự kiến sau ngày 16/8 sẽ nối lại các đơn hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc. Tuy nhiên khi các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục giãn cách đến hết tháng 8/2021 đã khiến công ty thay đổi kế hoạch. Công ty phải gửi thư xin lỗi đối tác và xin giao các đơn hàng của tháng 8 sang tháng 9. Còn tháng 9 sẽ kéo dài đến tháng 10, với tổng số lượng gạo cần giao lên đến hơn 22.000 tấn.

“Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay. Việc trước mắt làm sao thu mua lúa cho nông dân xong vụ Hè Thu. Còn xuất khẩu gạo, doanh nghiệp xác định còn xa vời. Nên chấp nhận bỏ hoặc hoãn nhiều hợp đồng”, ông Bình nói.

Hàng loạt chi phí phát sinh ngoài dự kiến

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết; hiện hàng tồn kho của công ty còn nhiều nên chưa dám ký các hợp đồng mới với đối tác. Trong khi hàng loạt chi phí mới phát sinh do dịch bệnh, đặc biệt là chi phí vận chuyển ở mức quá cao. Giá gạo xuất khẩu thấp đang ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty.

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, nguồn cung nội địa Việt Nam dồi dào hơn sau vụ thu hoạch lúa Đông Xuân. Nên để duy trì sản lượng xuất khẩu, giá gạo Việt có thể sẽ giảm. Dự kiến cả năm 2021, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 6 – 6,2 triệu tấn gạo các loại; trị giá đạt khoảng 3,325 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Trong 7 tháng đầu năm, dù giá gạo tăng. Nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn (giảm 12,7% ) với giá trị khoảng 1,9 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được “3 tại chỗ” phải đóng cửa trong khi hàng không xuất được. Khiến lợi nhuận của doanh nghiệp tiếp tục bị “bào mòn”.

người đi thu mua cho đến người gặt lúa, bốc vác xuống ghe
Người đi thu mua cho đến người gặt lúa, bốc vác xuống ghe

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết; thời gian qua việc áp dụng giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Đã gây nhiều khó khăn trong chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. Cụ thể, đối với vấn đề thu mua lúa tươi vụ Hè Thu. Xuất hiện tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động thời vụ trên đồng. Từ người đi thu mua cho đến người gặt lúa, bốc vác xuống ghe. Các ghe vận chuyển lúa không thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Đặc biệt là giữa các địa phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

7 + = 12