Trong quá trình hoạt động thực tế, một số vướng mắc quy định của pháp luật đã ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của tập đoàn chủ lực của ngành dầu khí. Bên cạnh việc mong muốn sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành để tạo lực đẩy phát triển bền vững, Petrovietnam đã chủ động triển khai việc rà soát, đánh giá các vướng mắc trong quy định pháp luật đối với mọi mặt hoạt động hiện tại. Từ đó đơn vị đưa ra những kiến nghị, đề xuất sửa đổi phù hợp để cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh.
Hiện tập đoàn đang có khoảng 60 nội dung cùng những vấn đề về quy định pháp luật mong muốn được xem xét và kiến nghị sửa đổi. Nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của Petrovietnam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung như các quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu…
Table of Contents
Nguyên nhân chồng chéo và mâu thuẫn giữa các Luật, nghị định
Cơ bản các quy định trong các văn bản Luật hiện nay cần được tháo gỡ. Do nguyên nhân chồng chéo và mâu thuẫn giữa các Luật, nghị định. Ví dụ theo quy định của Luật Đấu thầu, Petrovietnam sẽ gặp khó trong việc triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài, dẫn đến việc triển khai dự án bị chậm trễ, khó khăn trong triển khai, có thể dẫn đến thiệt hại về kinh tế.
Do đặc thù của ngành Dầu khí, nhiều vấn đề, vướng mắc mà tập đoàn gặp phải trong quá trình triển khai các hoạt động lại chưa có quy định trong các luật hiện hành hoặc quy định không đầy đủ, hoặc quy định không phù hợp. Có thể kể đến như quy định chưa rõ ràng đối với trường hợp các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch có cần lập hay không cần lập Pre- FS; đối với từng dự án thành phần. Việc lập Pre-FS sẽ kéo dài thời gian và chi phí. Vì các thông tin cơ bản trong Pre- FS đã được xem xét khi đưa Dự án vào quy hoạch. Việc kéo dài thời gian đã ảnh hưởng đến chuỗi dự án triển khai sau này. Chậm tiến độ từng dự án cũng như cả chuỗi đầu tư.
Song song với rà soát lại các vướng mắc trong các quy định của pháp luật. Petrovietnam cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương soạn dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi; để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.
Tổng Giám đốc Petrovietnam phát biểu
Nhận định về vấn đề xem xét, rà soát vướng mắc trong quy định pháp luật. Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Petrovietnam, nhấn mạnh; những vướng mắc này đang ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên.
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn tài nguyên dầu khí đang suy giảm. Điều kiện để triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (E&P) càng khó khăn hơn. Khi phải thực hiện ở các vùng nước sâu xa bờ. Cùng với đó, các cơ chế, chính sách cho hoạt động E&P. Cùng như các hoạt động đầu tư các dự án mới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư. Ngoài ra, các vấn đề trong triển khai các lĩnh vực hoạt động khác của Tập đoàn nếu như không được giải quyết kịp thời. Petrovietnam sẽ không có điều kiện và cơ sở để tiếp tục phát triển theo chiến lược đề ra.
Tìm hiểu về Petrovietnam
- Là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước. Thực hiện vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tập đoàn có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60.000 người. Có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong nước và ngoài nước.
- Là tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến nay Tập đoàn đang triển khai thực hiện hoạt động dầu khí tại 14 nước trên thế giới.
- Đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh. Đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí – điện – chế biến và dịch vụ dầu khí. Góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước.
- Là nòng cốt, là hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất – Quảng Ngãi – Đà Nẵng, Nghi Sơn – Thanh Hoá…