Trong các báo cáo phân tích về thị trường bất động sản Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay, giá nhà đất vẫn đang tiếp duy trì xu hướng tăng mạnh, thậm chí còn đạt mức cao hơn sau mỗi đợt dịch. Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định, trong thời điểm dịch bệnh hiện tại, dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng khả năng giảm sâu của giá bất động sản là rất thấp, mức tăng vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Về nguyên nhân, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giá nhà đất tăng liên tục và khó suy giảm, cụ thể mời bạn đọc theo dõi ngay trong bài viết phân tích sau.
Table of Contents
BĐS vẫn là kênh đầu tư “nóng” trên thị trường
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích thị trường BĐS, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 này đã làm ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế. Các nhà đầu tư dùng đòn bẩy ngân hàng để đầu tư bất động sản hiện đang có tâm lý sợ hãi. Nhưng đối với nhà đầu tư có tiền mặt nhàn rỗi thì bất động sản luôn là kênh đầu tư hàng đầu.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Grouptrong, cho rằng lúc này có nhiều người khó khăn. Thế nhưng, cũng có nhiều người vẫn còn tiền mặt. Trong kinh doanh, khó khăn của người này lại là cơ hội của người kia. Bất động sản luôn luôn là kênh mà hầu hết người dân đều mong muốn hướng đến. Người Việt Nam có văn hóa sở hữu nên bất động sản là kênh được ưu tiên nhiều nhất.
Thị trường chỉ “ngủ đông” chứ chưa đóng băng
Hiện thị trường không phải khủng hoảng đóng băng như những năm trước. Vì tình hình dịch bệnh nên thị trường BĐS chỉ tạm dừng. Chủ đầu tư không triển khai bán hàng, xây dựng. Các chính sách phong tỏa cũng gây ra ảnh hưởng. Nhà đầu tư, khách hàng không thể đi xem nhà đất để xuống tiền được. Do đó, nếu dịch bệnh được kiểm soát thì việc đi lại sẽ thuận tiện hơn. Khi đó, thị trường sẽ trở lại bình thường. Thậm chí còn tăng hơn rất nhiều bởi vì yếu tố lạm phát.
“Hiện chưa xuất hiện tình trạng bán tháo cắt lỗ mà chỉ có bán giảm lời. Nghĩa là trước dịch họ kỳ vọng đầu tư vào bất động sản lời 20% thì nay họ bán với mức lợi nhuận kỳ vọng 10% và họ sẽ chọn một trong nhiều bất động sản họ đang có để bán chứ không phải bán ồ ạt”, ông Phúc nói.
Một chuyên gia bất động sản nói rằng, dựa trên các số liệu gần đây về các dự án của Hưng Thịnh, Masterise… mở bán online với tỉ lệ mở bán thành công đạt 98-100%, hay như Công ty Thắng Lợi mở bán dự án The Sol City ở Long An bằng hình thức online đã thu về được 140 tỉ đồng… có thể thấy tiền trong dân vẫn còn nhiều.
Ông này phân tích giá bất động sản khó giảm. Bởi giá của một dự án được hình thành bởi 5 yếu tố. Trong đó bao gồm: tiền đất, tiền xây dựng, chi phí vốn, chi phí quản lý, lợi nhuận kỳ vọng. Cả 5 yếu tố này không những không giảm còn tăng. Chỉ có yếu tố lợi nhuận kỳ vọng chủ đầu tư có thể giảm, nhưng không nhiều. Thời điểm hiện tại họ không giảm giá trực tiếp. Thay vào đó, họ chọn giảm gián tiếp bằng hình thức khuyến mãi, tặng quà, chiết khấu…
Lãi suất vay giảm khiến xu hướng đầu tư BĐS tăng
Theo bà Phạm Minh Nguyệt, Giám đốc Marketing Công ty Pzopzy, thị trường bất động sản tại TP.HCM luôn có một nhu cầu rất lớn và là những nhu cầu chính đáng từ phía người dân. Hơn nữa, lãi suất ngân hàng đã xuống thấp từ khoảng quý 4/2020 đến nay. Điều này khiến bất động sản trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm. Thời gian gần đây, các số liệu của công ty cho thấy tỷ lệ khá cao những người có sổ tiết kiệm trong khoảng 3 –7 tỉ đầu tư vào bất động sản. Nguyên nhân là vì lãi suất tiết kiệm cũng đã xuống khá thấp. Ngoài ra, lãi suất vay có xu hướng giảm. Điều này cũng kích thích các nhà đầu tư vay tiền mua bất động sản.
Thực tế trong chu kỳ 18 tháng từ tháng 1.2020 – 6.2021 giá giao dịch bất động sản tại các khu vực tại TP.HCM tuy có bị tác động qua các đợt dịch nhưng nhìn chung trong xu thế tăng giá. “Về góc nhìn dài hạn, mặc dù dịch Covid có những tác động đến cuộc sống, việc kinh doanh buôn bán, sinh hoạt… của người dân, nhưng chúng tôi cho rằng những vấn đề này là những yếu tố tạm thời chứ không tác động đến nhu cầu bất động sản tại TP.HCM và nhu cầu này sẽ tiếp tục mạnh mẽ theo đà phục hồi kinh tế của TP.HCM và Việt Nam trong những năm sắp tới.
Xu hướng “bỏ phố về quê” làm bùng nổ BĐS vùng ven
Ông Đặng Trung Hiếu – lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Gia Minh đã đưa ra một số nhận định. Theo đó, các chủ đầu tư và nhà đầu tư vẫn đang trong giai đoạn cầm cự. Hiện vẫn chưa có chuyện giảm giá, cắt lỗ. Các nhà đầu tư đang thích nghi dần với dịch. Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô đang dần tốt lên. Đây sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tìm một bất động sản nhằm bảo toàn dòng tiền.
Dịch bệnh kéo nhiều người về quê để gần gũi tự nhiên, khí hậu tốt, mật độ dân cư thưa. Tuy nhiên vẫn đảm bảo hạ tầng kết nối tốt để trốn dịch. Thế nên sau dịch sẽ có làn sóng nhà đầu tư về các tỉnh có khí hậu, cảnh quan tốt. Họ sẽ ưu tiên mua nhà đất ở những khu vực này làm căn nhà thứ hai. Từ đó làm cho thị trường bất động sản vùng ven bùng nổ, thậm chí tăng giá.
Các động lực tăng trưởng thị trường BĐS
Một chuyên gia bất động sản cũng cảnh báo, trong ngắn hạn, nếu tình hình dịch bệnh tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp đến cuối quý 3 sẽ khiến doanh số của một số doanh nghiệp bất động sản sẽ bị ảnh hưởng do việc bán hàng bị hạn chế. Về dài hạn thì đây là cơ hội cho thị trường bất động sản. Bởi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công đang được chú ý. Chính phủ đang chủ trương đẩy mạnh và quyết liệt hơn trong nửa cuối 2021.
Các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của nó trong tương lai. Khi đầu tư công được đẩy mạnh, cùng với lãi suất vay thế chấp thấp lịch sử, cũng như nút thắt pháp lý đang dần được nới lỏng, thị trường bất động sản sẽ bật lên mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.
Kết luận
Nhìn lại diễn biến thị trường bất động sản trong khoảng chục năm qua. Giá bất động sản chưa khi nào giảm sâu về mức ban đầu mà sau khủng hoảng sẽ liên tục thiết lập mặt bằng mới cao hơn. Việc giá nhà đất liên tục tăng chứng tỏ thị trường địa ốc vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Dù rằng giá cao hay đắt đến đâu thị trường vẫn có giao dịch nghĩa là vẫn đang hoạt động theo đúng quy luật cung – cầu.