Cá đù – cá lù đù – là một họ cá thuộc bộ Cá vược, sống ở biển chứ không phải sông hay hồ. Phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới là chủ yếu. Ở Việt Nam có 20 loài, có thể bắt được ở các vùng biển trên cả nước ta, nơi đâu cũng có thể bắt gặp. Cá lù đù có thịt nhiều nạc hơn nhiều loại cá cùng cỡ mà ngọt cũng chẳng kém cạnh gì cá nục, cá thu, bạc má. Nhưng khổ nỗi thịt lại bở nên chẳng mấy người ưa thích. Thế nhưng cá khô cá đù lại được người dân trên cả nước ưa chuộng. Về độ muối, độ nắng, độ gió, và thời gian phơi, đã biến một loại cá chẳng mấy ai ngó ngàng trở thành một món ăn cực “vừa miệng”!
Nhược điểm thịt bở khi còn tươi được khắc phục hoàn toàn với cách chế biến này. Bên cạnh đó, vì tình hình dịch bệnh, người dân khó mà tích trữ được nhiều đồ tươi sống nên món khô cá lại càng được ưu chuộng.
Table of Contents
Đôi nét về cá đù
Cá đù, còn có tên gọi khác là cá lù đù hay cá lanh. Sống ở nước lợ và nước mặn, tập trung nhiều ở vùng biển các tỉnh Tây Nam bộ như: Phước Hải, Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu; Cần Giờ, TP.HCM; Bình Đại, tỉnh Bến Tre… Loại cá này có hạt sạn cứng trong đầu nhưng người ta không gọi cá “khôn có sạn” mà lại gọi là “đù”, nghĩa là hơi bị xấu. Cá đù tươi nhiều nạc, ngọt nhưng thịt hơi bở. Nên trước đây loại cá này không được ưa chuộng. Giá rẻ bèo, rẻ hơn cá nục, bạc má…
Khô cá đù 1 nắng lại hot không ai tưởng
Người dân vùng biển cho biết xưa kia cà lù đù là loài không có giá trị kinh tế nên bị “làm ngơ”. Thậm chí thân phận của chúng còn rẻ mạt đến nỗi bị ví von thành “Chê tôm ăn cá lù đù; chê thằng bụng ỏng, lấy thằng gù lưng”. Nhưng mấy năm gần đây, người dân làng chài chế biến ra một món từ cá đù lạ; ngon được nhiều người xem như đặc sản của vùng biển, đó chính là khô cá đù, cá đù 1 nắng. Không những được bán rộng rãi trong nước mà khô cá đù còn được xuất ngoại đến tận Mỹ, Hàn, Nhật, Đài Loan.
Chị Lã (một người dân làng chài ở tỉnh Bến Tre) cho biết cá lù đù nhiều thịt và ít xương. Phần thân có nhiều mỡ, rất béo. “Từ khi chế biến thành cá đù 1 nắng, nó đã trở thành mặt hàng cao cấp. Sánh cùng những loại cá đắt đỏ khác. Cá đù thơm mùi nắng, xen lẫn vị mằn mặn của biển cả rất hấp dẫn. Mang lại nguồn thu lớn cho bà con”, chị Lã nói.
Những loại cá đù sẽ có hương vị khác nhau khi đem phơi
Cá đù có nhiều loại: đù kẽm, đù sóc, đù đỏ dạ, đù đen… nhưng chỉ có cá đù sóc, với kích thước lớn hơn. Ít xương nhiều thịt và béo hơn hẳn mới được đem chế biến một nắng.
“Mỗi người có cách ướp cá khác nhau và tùy theo kinh nghiệm và độ muối độ nắng mà thay đổi. Thế nhưng, mẻ cá một nắng ngon ngọt dứt khoát phải được làm từ cá thật tươi. Quan trọng nhất là ở khâu phơi nắng, nắng vừa đủ gắt để cá se mình, dẻo thịt. Không còn bở mà vẫn giữ nguyên vị ngọt”, chị Lã nói thêm.
Giá khô cá đù
Hiện cá đù 1 nắng được bán với giá từ 150.000-280.000 đồng/kg tùy loại, tùy kích thước. Để mua được cá đù 1 nắng ngon, thì bạn phải lựa chọn từ màu sắc bên ngoài của con cá. Màu sắc của con cá phải có màu vàng nhạt, trong và tươi sáng. Da cá bóng loáng và đôi chút lấp lánh. Khi sờ vào cá cảm thấy khô không bị ướt tay. Nhưng bản thân con cá vẫn đầy và chắc thịt. Ngoài ra, cầm cá trên tay mà thấy có mùi tanh thì con cá đó không đảm bảo chất lượng. Khô cá đù chiên vàng cho da cá phồng rộp ăn với cơm trắng. Hay nướng nướng trên than, xé nhỏ trộn làm gỏi. Vậy thôi cũng đủ ăn hết mấy bát cơm, ăn xong còn thèm thuồng.
Kết luận
Từ khi cá lù đù 1 nắng ra đời, cái phận lù đù của con cá bỗng nhiên xoay vèo 180 độ. Từ loại thực phẩm chẳng mấy người quan tâm thành đặc sản trong các quán ăn, nhà hàng. Rồi lên máy bay, tàu thủy nghênh ngang sang Mỹ, Đài Loan, Hàn, Nhật… Vậy nên không chỉ có Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng rất ưa chuộng món ăn đôi nét thôn quê dân dã. Nhưng hương vị lại chẳng thua kém bất cứ món ăn sang trọng nào.