Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc

Do ảnh hưởng của dịch bệnh từ chủng virus Corona mới gây ra, nhiều lô hàng nông sản chủ chốt, trong đó đặc biệt là mặt hàng thanh long xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang gặp khó khăn trong thu mua. Trước tình hình trên Bộ trưởng Công Thương đã gửi công văn cho Bộ thương mại Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện cho Việt Nam thuận tiện trong việc thông quan xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây trọng yếu. Theo đó Việt Nam ta cũng đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương biên giới tiếp tục thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch, thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa.

Nông sản Việt sang Trung Quốc gặp khó

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam. Công thư của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi ông Vương Văn Đào, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, nêu rõ. Trước tình hình dịch Covid-19 với biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp; hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới tiếp tục được đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng chống dịch; không làm phát sinh bất cứ ca lây nhiễm nào qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc gặp khó
Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc gặp khó

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ lấy làm tiếc khi nhận được thông tin Sở Thương mại Vân Nam; thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn từ tháng 7-2021. Do lo ngại tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Đến trung tuần tháng 8, thanh long nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác của Việt Nam nói chung. Cơ bản không thể xuất khẩu đi Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới với tỉnh Vân Nam. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu rau củ, nông sản từ Vân Nam qua các địa phương biên giới Việt Nam; vẫn đang diễn ra thuận lợi với trung bình khoảng 400 xe mỗi ngày.

Đề nghị thông quan cửa khẩu biên giới, thúc đẩy nông sản Việt

Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh, ông hoàn toàn hiểu và chia sẻ mối quan tâm về công tác phòng chống dịch bệnh của phía Trung Quốc. Nhưng theo ông, chỉ cần cơ quan chức năng cửa khẩu và doanh nghiệp hai bên; tiếp tục tuân thủ nghiêm quy trình thông quan hàng hóa đã được khẳng định hiệu quả trong hơn 1 năm qua; thì công tác phòng chống dịch bệnh sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc quan tâm, chỉ đạo tỉnh Vân Nam khẩn trương dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới với Việt Nam. Đồng thời phối hợp với các địa phương biên giới Việt Nam tiếp tục thực hiện vừa phòng chống dịch. Vừa duy trì ổn định lưu thông hàng hóa.

Trong Công thư gửi tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Vương Dư Ba, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị Tỉnh trưởng quan tâm, chỉ đạo chính quyền các địa phương có cửa khẩu biên giới với Việt Nam nhanh chóng khôi phục thông quan nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam. Trong đó có thanh long; qua đó góp phân duy trì ổn định lưu thông hàng hóa. Đồng thời hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra

Nông sản Việt phải cạnh tranh với sản phẩm bản địa

Thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn về ba loại trái cây này. Về dưa hấu, ở Trung Quốc cũng có trồng và thường vào tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8. Trong khi đó, dưa hấu ở Việt Nam có từ tháng 11 đến tháng 5. Cho nên khi trái vụ, hoa quả Việt Nam rất có tiềm năng khai thác thị trường Trung Quốc. Vấn đề ở đây là làm sao Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.

Nông sản Việt phải nâng cao chất lượng hơn nữa
Nông sản Việt phải nâng cao chất lượng hơn nữa

Cũng theo đại diện Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả China – Asean Bằng Tường. Sản lượng nhập khẩu hoa quả của Trung Quốc mỗi năm là hơn 4 triệu tấn; tương đương khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ. Riêng cửa khẩu Bằng Tường là 2,3 triệu tấn. Trong đó thương hội của ông Su De Mao chiếm khoảng 80% lượng nhập khẩu hoa quả từ Bằng Tường. Mặt khác, theo thông tin do ông Su De Mao đưa ra; thì hiện nay, tỷ lệ hoa quả theo đường biên mậu (tiểu ngạch) ngày càng giảm xuống; chỉ còn 20%, đồng nghĩa 80% còn lại là chính ngạch.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc thường xuyên không ổn định. Nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh. Một số hoa quả Việt Nam xuất khẩu sang thì Trung Quốc cũng sản xuất, trồng trọt. Từ đó, thời điểm Trung Quốc vào mùa sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của Việt Nam. Cho nên quan trọng nhất là doanh nghiệp Việt Nam phải nắm được thông tin từ thị trường Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

4 + 1 =