Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Điều đáng lo ngại là nó ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường bất động sản toàn cầu. Theo đó, nhiều xu hướng và sự dịch chuyển mới đã diễn ra. Theo nghiên cứu, giới siêu giàu thời gian gần đây đã có thay đổi trong đầu tư nhà đất. Họ tập trung hơn vào thị trường bất động sản Singapore với khoản vốn lớn. Các giao dịch ngày càng tăng cao và giá cả cũng dần tăng lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, cũng có nhiều lo lắng cho chính phủ về vấn đề phát triển không bền vững. Đây là điểm mà sẽ cần sự tính toán để có chính sách phù hợp cho sự phát triển lâu dài.
Table of Contents
Bùng nổ thị trường bất động sản tại Singapore
Gần đây, số lượng giao dịch bất động sản tại Singapore tăng lên do giới siêu giàu coi đây là thị trường an toàn để trú ẩn trong thời kỳ lạm phát và đại dịch Covid-19. Đại dịch và lạm phát khiến giới siêu giàu toàn cầu đổ vào bất động sản Singapore. Giới siêu giàu trên thế giới đang đổ tiền về các thị trường như Singapore trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở nhiều nơi tăng lên. Giá nhà trung bình của các thành phố tại Singapore đã tăng 4,1% trong nửa đầu năm nay, một con số kỷ lục.
Trong nửa đầu năm 2021, dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản Singapore đạt mức 24 tỷ USD. Con số này gấp đôi những gì mà thành phố Manhattan, Mỹ đạt được trong cùng thời gian. “Sự bùng nổ hiện tại ở Singapore gợi nhớ đến năm 2007. Đó là thời điểm giới siêu giàu bị thu hút bởi sự hào nhoáng tại đây. Sự khác biệt ở thời điểm hiện tại là giới siêu giàu đông hơn. Họ cũng đến từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc”. Nicholas Mak, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và tư vấn của APAC Realty Ltd., cho biết.
Những con số biết nói
Nhà phát triển bất động sản Shun Tak Holdings công bố dự án khu dân cư đầu tiên mang tên Park Nova. Nơi đây có 54 căn hộ sang trọng và quy tụ của giới siêu giàu. “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe sang như vậy tại một thời điểm”. Dominic Lee, người đứng đầu phân khúc nhà ở hạng sang của công ty bất động sản PropNex Realty cho biết.
Bungalows là kiểu nhà thường chỉ có khoảng một tầng, diện tích nhỏ và có hiên rộng. Doanh số bán nhà này đã tăng 83% trong nửa đầu năm so với với cùng kỳ năm trước. Tức là doanh số đạt hơn 1,5 tỷ USD Singapore. Con số này cũng cao hơn 79% so với doanh số bán hàng trước thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. “Nhu cầu về nhà đất tại Singapore tăng đột ngột. Đó là do nhiều gia đình giàu có trong nước cũng như giới siêu giàu trên thế giới đang đổ về đây”. Christine Sun, Phó Chủ tịch của OrangeTee & Tie chia sẻ.
Khu vực Sentosa Cove danh tiếng của Singapore cũng có nhiều biến động. Khối lượng giao dịch bất động sản trong nửa đầu năm đã tăng nhanh. Con số này tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. Số giao dịch theo đó đạt hơn 190 triệu USD Singapore. Lewis Cha, giám đốc điều hành của Sotheby’s International Realty cho biết giá ở khu vực lân cận, địa điểm duy nhất mà người nước ngoài được phép mua các căn bungalows sang trọng, cũng tăng 7% so với năm ngoái. Mức giá tăng chủ yếu đến do giới siêu giàu Trung Quốc.
Nỗi lo từ hành vi rửa tiền
Tương tự như London, có một yếu tố khác thu hút người mua nước ngoài đến với Singapore. Yếu tố đó là quyền riêng tư. Người mua có thể sử dụng quỹ tín thác để che đi danh tính với công chúng. Họ cũng có thể che danh tính đối với thậm chí cả chính phủ. Ví dụ, các ngân hàng có thể đăng ký mình là chủ sở hữu hợp pháp thay mặt cho các cá nhân. Điều này làm phức tạp quá trình kiểm tra để đối phó với hành vi rửa tiền. Chính quyền thành phố đang cân nhắc bổ sung các điều luật hiện hành. Họ sẽ nỗ lực để tăng cường các biện pháp chống hành vi rửa tiền. Một phát ngôn viên của Cơ quan Tái phát triển Đô thị Singapore chia sẻ với Bloomberg.
Lo ngại về tình hình bất động sản không bền vững
Giá tăng cao đã làm dấy lên suy đoán rằng các nhà chức trách có thể áp đặt những biện pháp hạn chế. Họ hy vọng các biện pháp sẽ giúp hạ nhiệt thị trường. Đây là điều từng xảy ra vào cuối năm 2018. Những lo ngại đó đã được xoa dịu khi ngân hàng trung ương cho biết thị trường bất động sản hiện không quá nóng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn có lý do để cảnh giác. Trong tháng 6, ông Ravi Menon, Giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết khoảng cách ngày càng gia tăng giữa giá cả và thu nhập là điều không bền vững và không ai mong muốn.
Dù vậy, kể cả khi chính phủ có siết chặt các hoạt động, khả năng cơn sốt bất động sản tại Singapore vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. “Cơn sốt trên thị trường là điều có thể nhận thấy vào lúc này. Nhưng tính thanh khoản cao sẽ giúp Singapore đứng vững trước những khó khăn”. Alan Cheong, chuyên gia phân tích của công ty bất động sản Savills nhận định.