Bỏ phố về quê trồng táo kim cương đen, cô gái trẻ kiếm bộn tiền

Sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh, Tiểu Lệ – cô nàng 9x đến từ thành phố Liêu Ninh (Trung Quốc) đã có cơ hội được làm việc cho 1 trung tâm dạy tiếng Anh. Với mức lương khá cao lên tới 20.000 NDT (hơn 70 triệu đồng)/tháng. Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của gia đình với công việc mức lương ổn định, cô nàng đã bỏ phố về quê để tự mình khởi nghiệp với nghề trồng táo kim cương đen. Trước đó, Tiểu Lệ từng bắt gặp giống táo đen đặc biệt này khi đang đi dạo phố. Nhìn quả táo xấu xí, thâm đen như bị “nhiễm độc” nhưng giá bán lại lên tới 160 NDT (hơn 560.000 đồng)/kg, cô gái trẻ bắt đầu manh nha ý tưởng làm giàu từ việc trồng táo “đắt xắt ra miếng” này.

Tìm hiểu về táo kim cương đen

Được biết, giống táo này có tên gọi là táo kim cương đen, chủ yếu được trồng tại vùng Lâm Chi, Tây Tạng (Trung Quốc). Đây là vùng cao nguyên có không khí loãng, và chính điều kiện khí hậu đặc biệt này đã tạo nên giống táo độc nhất vô nhị. Giống táo này có khả năng tích tụ đường cực nhanh, vị ngọt của chúng cao gấp 27 lần so với táo thông thường. Táo có vị ngọt, giòn và thanh mát, mùi hương rất thơm. Thịt quả săn chắc cực kỳ hấp dẫn. Trên thị trường Trung Quốc, táo đen có giá từ 160 – 200 NDT/kg.

Câu chuyện khởi nghiệp trồng táo kim cương đen của Tiểu Lệ

Đánh cược bằng toàn bộ số tiền tích lũy

Quay trở lại với câu chuyện khởi nghiệp của Tiểu Lệ. Để bắt đầu hành trình của mình, cô nàng đã đem theo toàn bộ tiền tích lũy và tự mình tới khu trồng táo trọng điểm để học hỏi kinh nghiệm. Ở đây, Tiểu Lệ phát hiện ra táo đen có thể chịu được nhiệt độ thấp, rất ít sâu bệnh. Có thể nói đây là giống trái cây tự nhiên 100%. Những người nông dân địa phương thậm chí còn thắc mắc “Vì sao phải dùng thuốc trừ sâu?”, bởi loại quả này hầu như không bao giờ bị sâu bệnh.

Sinh trưởng của táo kim cương đen

Sinh trưởng của táo kim cương đen
Táo kim cương đen khá dễ dàng phát triển

Chu kỳ sinh trưởng của táo đen rất nhanh, tỷ lệ đậu quả cao. Cây thường bắt đầu được trồng vào mùa xuân, đậu quả vào mùa thu. Thời gian cho ra quả có thể kéo dài tới 2 tháng. Về cơ bản, sản lượng mỗi mẫu có thể đạt từ 1,5 – 4 tấn. Thế nhưng do điều kiện giao thông đặc thù ở Tây Tạng (diện tích quá rộng, việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn). Nên trong tương lai, giá táo đen trên thị trường vẫn phải đối mặt với tình trạng ngày càng tăng cao.

Trở nên giàu có nhờ loại táo lạ

Sau khi về quê, Tiểu Lệ bắt đầu trồng táo đen trên 5 mẫu ruộng của gia đình. Chỉ sau 1 năm, cô nàng đã thu về hơn 500.000 NDT (1,7 tỷ đồng). Sang đến năm thứ hai, Tiểu Lệ đã sử dụng toàn bộ 30 mẫu ruộng của gia đình để trồng táo đen. Thu nhập ròng năm đó lên tới hơn 3 triệu NDT (10,5 tỷ đồng). Đây là mức thu nhập khổng lồ mà bất cứ ai cũng mơ ước. Nhiều người dân trong thôn cũng ý thức được giá trị của giống táo này và bắt đầu trồng chúng để làm giàu.

Tại sao táo kim cương đen đắt thế?

Hương vị

Táo đen được ca ngợi là loại táo ngon ngọt nhất thế giới, với lượng đường glucose cao gấp nhiều lần loại táo xanh hoặc đỏ bình thường. Bên cạnh đó, thịt táo còn có độ giòn rất đặc trưng, để lâu cũng không bị mềm nhũn.

Song điểm đặc biệt nhất ở táo đen có lẽ là khả năng kháng sâu bệnh tự nhiên, Hay nói theo cách khác, người ta chẳng cần phải dùng thuốc trừ sâu cho loại táo này. Táo sinh trưởng tự nhiên, không dùng đến hóa chất ngừa bệnh hay thuốc thúc chín, nên hương vị càng ngọt lành tự nhiên, hấp dẫn hơn nữa.

Màu sắc “thời trang”

Tuy nhiên, dù có ngon thế nào, táo đen cũng phải chịu phận “flop” suốt mấy chục năm. Cho đến khi tiêu chuẩn thẩm mỹ của giới ẩm thực thay đổi. Trước đây, những món ăn rực rỡ bắt mắt mới được xem là đẹp. Kéo theo sự ra đời của loạt trái cây bảy sắc cầu vồng. Thế nhưng với sự đổ bộ của loạt pasta đen, bánh ngọt than hoạt tính, v.v… từ năm 2017, giới mộ điệu ẩm thực đã chính thức tuyên bố: Màu mè xưa rồi, giờ phải đen mới… sang!

Màu sắc "thời trang"
Màu sắc “thời trang” của loại táo đen

Có lẽ điều này đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu sử dụng táo đen. Biến nó từ một loại quả hoang “nhạt nhẽo”. Trở thanh viên kim cương đầy sang chảnh trong các hộp quà quý.

Sự quý hiếm

Không hề khó trồng, không hề mất quá nhiều công chăm sóc. Nhưng ngặt một nỗi, táo đen chỉ trồng được đúng ở… Tây Tạng, mà cụ thể là thành phố Lâm Chi. Địa hình ở đây cách 3.500m so với mực nước biển, chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím – ba yếu tố này kết hợp mới sinh ra được giống táo đen cực đặc trưng về màu sắc lẫn mùi vị. Dẫu hạt giống của táo đen đã được trồng ở nhiều nơi, nhưng không thu được kết quả như “bản gốc” tại Tây Tạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 22 = 25