Bất động sản thương mại châu Á thời gian qua không gặp quá nhiều khó khăn. Mặc dù dịch bệnh Covid vẫn còn phức tạp nhưng lĩnh vực này vẫn có dấu hiệu phục hồi khá tốt. Nhu cầu mua, thuê Bất động sản thương mại châu Á vẫn lớn và có một số khu vực tăng lên. Đây là tin vui cho giới đầu tư cũng như các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực. Với việc bất động sản thương mại có chiều hướng tích cực, thu nhập của nhiều người cũng ổn định hơn. Đặc biệt, thị trường bán lẻ cũng có nhiều khởi sắc trong thời gian gần đây. Lĩnh vực bất động sản văn phòng sẽ là xu hướng mới trong thời gian tới.
Table of Contents
Bất động sản thương mại châu Á giữa mùa Covid
Theo báo cáo Triển vọng Thị trường Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương (APAC) của CBRE, thị trường bất động sản thương mại trong khu vực sẽ tiếp tục phục hồi vào nửa cuối năm 2021. Cụ thể, các hoạt động đầu tư sẽ tăng lên. Ngoài ra, giá thuê mặt bằng bán lẻ trong khu vực có thể ổn định vào năm 2022. Nhu cầu với phân khúc cầu văn phòng cho thuê sẽ được cải thiện.
Rủi ro lớn nhất với các nền kinh tế ở châu Á, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi chính là các biến chủng mới của dịch bệnh Covid-19. Một số chuyên gia dự đoán tác động từ dịch bệnh có thể còn kéo dài trong 12 tháng tới. “Chúng tôi kỳ vọng chính phủ các nước châu Á sẽ có những chính sách tiền tệ phù hợp. Nhờ đó họ sẽ hỗ trợ các nền kinh tế. Lãi suất thấp sẽ tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư xuống tiền vào thị trường bất động sản nhiều hơn”. Tiến sĩ Henry Chin, lãnh đạo cấp cao của CBRE tại APAC cho biết.
Thị trường văn phòng sớm hồi phục thời gian tới
Năm 2021, hoạt động cho thuê văn phòng đã dần được cải thiện. Nhu cầu thuê văn phòng đang trên đà hồi phục. Tính trong 6 tháng đầu năm, diện tích văn phòng được sử dụng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, nhu cầu thuê dài hạn dự kiến đạt 10-15% so với năm 2020. Đây là con số cao hơn mức dự báo của các nhà chuyên gia hồi đầu năm. Giá thuê tại một số thị trường như Singapore, Đài Bắc và Seoul dự kiến sẽ tăng lên trước năm 2023.
Một số chủ đầu tư có thể hoãn việc cho thuê dài hạn cho đến khi các mốc thời gian về dịch bệnh rõ ràng hơn. Trong phần còn lại của năm 2021, dự kiến nguồn cung văn phòng mới sẽ tăng 60%. “Các công ty cần đánh giá kỹ lưỡng thị trường văn phòng cho thuê. Hiện tại, xu hướng chính là sử dụng các văn phòng linh hoạt, bền vững. Đồng thời cần kết hợp những tiện ích và dịch vụ chăm sóc sức khỏe”. Ada Choi, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Nghề nghiệp của CBRE chia sẻ.
“Với các chủ đầu tư, giờ là lúc ưu tiên tăng năng suất cho thuê. Nhờ đó có thể đảm bảo nguồn khách bằng cách đưa ra những ưu đãi hấp dẫn. Việc cải thiện các tòa nhà văn phòng sẽ giúp chủ đầu tư có dòng tiền ổn định trong trung hạn”, cô nói thêm.
Thị trường bán lẻ không có nhiều lo ngại
Doanh số bán lẻ ở hầu hết các thị trường APAC rất tốt. Nó đã vượt qua hoặc ngang bằng so với thời điểm trước khi có làn sóng đại dịch Covid-19 mới hồi đầu năm 2021. Đại dịch đã tạo ra xu hướng tiêu dùng liên quan tới các lĩnh vực khác. Đó là bán lẻ, hàng xa xỉ, đồ thể thao và quần áo. Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại phần lớn các quốc gia trong khu vực sẽ được giữ ở mức ổn định trong năm 2022. Nhu cầu thuê được giữ vững ở các trung tâm thương mại. Điều này thể hiện khả năng phục hồi tốt hơn đối với lĩnh vực bán lẻ.
Logistics, thương mại điện tử – quan hệ cùng có lợi
Thị trường bất động sản logistics trong năm 2021 tại APAC được đảm bảo ổn định. Đó là nhờ sự phát triển của thương mại điện tử. Giai đoạn hiện tại đang chứng kiến sự tăng trưởng trong việc mở rộng các nền tảng thương mại điện tử. Nửa đầu năm nay, có tổng cộng 35,6 triệu diện tích mặt bằng logistics được sử dụng. Đây là con số cao nhất trong lịch sử.
Rủi ro dịch bệnh không thể ngăn thị trường bất động sản thương mại châu Á. Giá thuê bất động sản logisitcs trong 6 tháng đầu năm tăng 1,6% so với cùng kỳ. Theo CBRE, giá thuê có thể tăng lên ở một số thị trường. Ví dụ như Bắc Kinh, Singapore, Melbourne, Hong Kong. Riêng với giá thuê tại các tỉnh miền Nam Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ.
Cơ hội đầu tư thời gian tới
Lý do dẫn tới việc các hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại tăng đáng kể trong năm 2021 đến từ sự dồn nén trong suốt năm 2020. Khối lượng đầu tư đạt 68 tỷ USD trong giai đoạn này. Nó tương đương 63% doanh thu cả năm 2020. Bất chấp các biến chủng mới của Covid-19, doanh thu đầu tư cả năm ẫn tăng. Theo ước tính, doanh thu sẽ tăng 15-20% so với năm trước. “Các nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội với lĩnh vực văn phòng tại những thị trường như Singapore hay Seoul. Với lĩnh vực bán lẻ, những quốc gia có lượng khách du lịch trong nước cao sẽ là những thị trường phù hợp”. Tiến sĩ Henry Chin nói thêm.