Hàng chục chiếc xe khách nằm bến chờ bán để trả nợ ngân hàng

Dịch Covid đang diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế toàn cầu. Qua đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cũng bị đình trệ và sụt giảm doanh thu. Cụ thể, ở lĩnh vực dịch vụ vận tải, hàng loạt doanh nghiệp vì không thể chuyên chở khách trong tình hình dịch bệnh, nên xe luôn trong trong tình trạng nằm bến ế ẩm. Các doanh nghiệp này đã phải lên phương án bán xe khách để trả nợ ngân hàng. Có lẽ đợt dịch Covid lần này đã giáng một đòn khá mạnh lên thị trường dịch vụ vận tải. Hầu hết các nhà xe chạy tuyến cố định đều cùng chung hoàn cảnh ảm đạm như hiện nay.

Nhiều hãng xe khách trong tình trạng ế ẩm, thua lỗ mùa dịch

Vừa qua, có mặt tại Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi ghi nhận hàng chục chiếc xe khách đang nằm bến chờ bán để trả nợ ngân hàng. Trước đây bến xe này mỗi ngày có gần 200 lượt xe vận chuyển hành khách, hàng hóa xuất bến. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 phức tạp, hiện chỉ còn vài xe hoạt động. Đại diện nhà xe H.A.B.M. (TP Buôn Ma Thuột) cho biết. Đơn vị đang ký hợp đồng 8 chiếc xe khách với Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk. Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 bùng phát. Công ty luôn trong tình trạng hoạt động thua lỗ. Nhà xe đang nợ 2 ngân hàng với tổng số tiền khoảng 5 tỉ đồng. Mỗi tháng trả lãi gần 50 triệu đồng nên buộc phải rao bán bớt xe để trả nợ.

Xe khách ế ẩm mùa dịch
Xe khách ế ẩm mùa dịch

Còn nhà xe M.V. chia sẻ doanh nghiệp đang có 2 chiếc xe Limousine nằm ở bến. Nợ ngân hàng hơn 3,2 tỉ đồng, mỗi tháng trả lãi gần 40 triệu đồng. “Ngân hàng đã giãn nợ từ tháng 7 đến tháng 12-2021. Nhưng tháng nào cũng đòi trả lãi trong khi dịch bệnh không làm ăn ra. Tôi đang làm đơn xin ngân hàng cho khoanh nợ lại để doanh nghiệp bớt khó khăn” – đại diện nhà xe này nói.

Hàng loạt doanh nghiệp rao bán xe khách để trả nợ

Ông Đỗ Thanh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk, cho biết. Nhiều doanh nghiệp vận tải chạy tuyến cố định ở tỉnh đang phải rao bán xe để trả nợ ngân hàng. Họ đang rất sợ thời điểm định kỳ hàng tháng nhân viên ngân hàng điện thoại liên tục để đòi nợ lãi. Sau khi TP Buôn Ma Thuột gỡ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ có 3 tuyến cố định được phép hoạt động từ Đắk Lắk đi Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Nhưng cũng chẳng có mấy khách, chủ yếu nhận chở hàng hóa.

Còn theo ông Mai Văn Đàm, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk. Có một số doanh nghiệp vì muốn vớt vát chút vốn liếng đã bán xe khách mua lại xe tải. Bên cạnh đó, có nhiều nhà xe chuyển xe khách thành xe tải. Chủ yếu là xe 16 chỗ được gỡ ghế, độ chế lại, rồi đăng kiểm lại trở thành xe “luồng xanh” vận chuyển hàng hóa.

Ngành đường sắt cũng lao dốc không phanh

Có lẽ chưa năm nào như năm nay, khách liên tục trả lại vé tàu. Thống kê sơ bộ, đến hết tháng 2 đã có trên 33.000 vé tàu bị trả lại, trị giá gần 30 tỷ đồng. Điều này khiến lãnh đạo ngành Đường sắt không khỏi lo lắng. Sự không mặn mà của hành khách. Khiến ngành Đường sắt đã phải cắt giảm nhiều đoàn tàu khách, để giảm chi phí và cắt lỗ.

Vận tải đường sắt lao dốc không phanh do dịch bệnh
Vận tải đường sắt lao dốc không phanh do dịch bệnh

Chủ tịch của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết. Dù gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến dịch bệnh phức tạp. Lượng hành khách có nhu cầu trả vé tăng cao khiến ngành đường sắt gặp không ít khó khăn. Song VNR vẫn duy trì chạy tàu trên các tuyến với công tác phòng dịch nghiêm ngặt, phục vụ người dân đi lại an toàn. Với tình hình như hiện nay. Vốn chủ sở hữu hàng nghìn tỷ đồng của Tổng công ty tại 2 Công ty cổ phần Vận tải Hà Nội và Sài Gòn sẽ mất…

Mặt khác, nguồn vốn bố trí cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quá thấp so nhu cầu. Chưa tạo sức hút mạnh mẽ đối với nguồn vốn tư nhân. Bởi vậy các dự án đều kéo dài hoặc đình trệ, chưa có bước đột phá tạo đà cho bứt phá phát triển, thị phần của vận tải đường sắt ngày càng thu hẹp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 82 = 90