Kinh nghiệm “xương máu” khi thi công móng nhà

Trong kết cấu xây dựng biệt thự hay nhà liền kề, nhà ống thì phần móng vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Nên phần móng nhà phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo chất lượng và an toàn. Nếu không ngôi nhà của bạn rất dễ gặp phải tình trạng như: nhà bị lún, nứt vách. Khi mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, ngôi nhà xinh đẹp của bạn có thể bị cong vẹo và đổ sập. Và tất nhiên, sự cố này sẽ gây hại cho bạn về mọi mặt như: thời gian, công sức, tiền bạc và không may có thể xảy ra tai nạn về người. Sau đây là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo trước khi tiến hành thi công phần móng cho ngôi nhà của bạn.

Những điều bạn cần phải biết về móng nhà

Móng nhà chính là yếu tố đầu tiên mà mọi gia chủ quan tâm khi tiến hành xây dựng nhà cửa. Xây dựng và tính toán phần móng ra sao để đảm bảo độ vững chắc và kết cấu bền vững cho công trình là điều mà mọi khách hàng cần lưu ý. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà, mỗi mẫu thiết kế lại có những yêu cầu khác nhau về móng. Và lựa chọn loại móng nào xây dựng còn được phụ thuộc vào địa chất từng khu vực. Do đó, nếu như không có kinh nghiệm thi công móng nhà, hoặc không có những hiểu biết nhất định về xây dựng thì thật sự rất khó khăn.

Những điều bạn cần phải biết về móng nhà
Móng nhà là phần nằm dưới cùng của một kết cấu công trình xây dựng

Móng nhà hay còn được gọi là móng nền. Đây là phần nằm dưới cùng của một kết cấu công trình xây dựng. Móng đảm nhiệm chức năng chịu sức ép của cả ngôi nhà hoặc cả công trình xây dựng đó. Móng sẽ được chôn sâu và kĩ. Kết cấu móng càng chắc chắn bao nhiêu, càng đảm bảo được độ bền, sự kiên cố và nền tảng nâng đỡ chắc chắn cho cả công trình đó. Mỗi loại móng khác nhau có hình dạng, kích thước và chân đế khác nhau. Tùy thuộc vào từng độ cao, tải trọng của các tầng nâng đỡ mà móng cũng có tính chất và loại sử dụng khác nhau.

Các kinh nghiệm thi công móng nhà hữu ích bạn cần biết

Quy trình thi công móng nhà được thực hiện nhờ vào đơn vị thi công. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến một số kinh nghiệm thi công móng nhà dưới đây để đảm bảo được sự chắc chắn và độ bền vững cho kết cấu móng. Bao gồm:

Kinh nghiệm khảo sát thật kĩ địa chất thi công móng nhà

Địa chất là điều khác biệt ở mỗi công trình. Muốn biết được móng nhà phù hợp với loại móng nào thì cần khảo sát địa chất. Mục đích của việc khảo sát địa chất là phân tích các lớp đất đá ở khu vực dự định xây dựng nhà cửa. Từ những đặc trưng của nền địa chất mà đưa ra tính toán, giải pháp thi công cho móng nhà phù hợp. Tuy nhiên, thông thường, đối với các công trình nhà dân, người ta còn đoán địa chất đất thông qua kinh nghiệm. Hoặc thông qua những công trình nhà dân đã xây dựng trước đó ( nhà hàng xóm). Hoặc căn cứ vào địa lý từng khu vực. Còn đối với những vị trí khu vực có nền địa chất yếu hoặc kém… thì mới thực hiện thêm khảo sát địa chất.

Chuẩn bị hồ sơ kết cấu chi tiết, chọn móng phù hợp với địa chất

Chuẩn bị hồ sơ kết cấu chi tiết, chọn móng phù hợp với địa chất 
Hồ sơ thiết kế kết cấu móng của công trình rất quan trọng

Hồ sơ thiết kế kết cấu móng của công trình rất quan trọng. Phải đúng và đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật. Đảm bảo được tính bền vững, an toàn và hiệu quả thi công. Bạn có thể lựa chọn loại móng dựa trên đặc điểm địa chất đất và tải trọng công trình phù hợp. Sau đó vẽ và tính toán kết cấu móng phù hợp với yêu cầu của công trình đó. Đương nhiên, công đoạn này thì bên đơn vị thiết kế, những người kỹ sư có chuyên môn sẽ giúp bạn thực hiện được hoàn thiện hồ sơ thiết kế thi công.

Kinh nghiệm chọn độ sâu thi công móng nhà

– Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn, khả năng thi công móng… Khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện.

– Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.

– Trường hợp nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm.

– Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu. Để giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún. Nếu công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thì thi công móng nhà cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật.

Lựa chọn nguyên liệu xây dựng đảm bảo chất lượng

Chất lượng nguyên vật liệu thi công, làm móng cần được đảm bảo. Vì chúng có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu và độ bền chắc của công trình. Một số loại vật liệu cần được sử dụng trong giai đoạn thi công móng như sau: giàn giáo, bê tông, gạch, thép… Những loại vật liệu này bạn cần lựa chọn có địa chỉ và chất lượng, hoặc thương hiệu uy tín.

Giám sát quá trình thi công xây dựng móng nhà

Giám sát quá trình thi công xây dựng móng nhà
Quá trình thi công móng cần được giám sát kĩ càng

Quá trình thi công móng cần được giám sát kĩ càng. Nếu bạn lựa chọn được nhà thầu xây dựng uy tín và đảm bảo chất lượng, bạn sẽ cực kì an tâm về giai đoạn này. Khi đó, người giám sát sẽ đảm bảo cho bạn những yêu cầu về chất lượng. Cũng như quy trình làm móng tốt nhất. Đương nhiên, việc có được người giám sát có kinh nghiệm sẽ giúp cho việc thi công và xây dựng toàn bộ công trình nhàn hạ và tốt nhất.

Lựa chọn đơn vị thầu xây dựng uy tín

Đây không chỉ là là kinh nghiệm thi công móng nhà “Xương máu”. Mà còn là kinh nghiệm xây dựng cả ngôi nhà tốt nhất. Bởi một đội thợ thi công chất lượng và uy tín. Nó sẽ giúp bạn hoàn thiện được ngôi nhà tốt nhất. Đồng thời, cũng giúp đảm bảo được quá trình thi công xây dựng phần móng an toàn và chất lượng nhất.

Xem thời tiết khi tiến hành đào móng

Việt Nam có thời tiết nóng ấm, mưa nhiều. Vào mùa mưa, thời tiết có thể mưa đế vài ngày gây khó khăn cho việc đào xúc. Trong quá trình chọn ngày đào móng, gia chủ cần tránh điều kiện thời tiết này. Nếu trường hợp gặp phải ngày mưa gió kéo dài thì nên có phương án thay đổi ngày động thổ. Nếu gia chủ vẫn muốn đào móng đúng ngày đẹp đã chọn hoặc trong quá trình đào gặp trời mưa thì cần lưu ý những điều sau :

– Kiểm tra và khơi thông đường thoát nước, tránh nước bị ứ đọng

– Chuẩn bị một số tấm bạt che khổ lớn để phòng. Khi trời mưa thì căng lên che vào khu vực đào móng để tránh việc sạt lở và nước đọng

– Chỉ thi công nếu trường hợp mưa nhỏ, mưa lớn nên tạm dừng mọi hoạt động thi công

– Trong quá trình đổ bê tông gặp trời mưa lớn thì phải có biện pháp che chắn khu vực đang thi công dở dang. Khi trời tạnh mưa thì cũng phải chờ bê tông cũ khô mới thi công tiếp để đảm bảo độ kết dính của vật liệu.

Trên đây là một số kinh nghiệm thi công móng nhà cần thiết. Nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng ngôi nhà cho mình, thì hãy tham khảo những nội dung trên đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 38 = 42