Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà tiết kiệm nhất

Tính chi phí xây dựng trước khi xây nhà là việc rất quan trọng. Vì nó giúp bạn cân bằng giữa tài chính của mình và mô hình nhà ở bạn muốn để đảm bảo nó không phải là gánh nặng kinh tế lâu dài, vừa đảm bảo tuổi thọ, cũng như vẻ đẹp của ngôi nhà. Khi tính ra được chi phí xây dựng là bạn đã hoàn thành được nửa chặng đường hoàn thiện căn nhà của mình. Vậy làm cách nào để ước tính chính xác chi phí xây nhà với sai sót nhỏ để chuẩn bị tốt về mặt tài chính? Chỉ với các bước sau đây bạn đã có thể dự trù kinh phí cho ngôi nhà mơ ước của mình gần như chính xác. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải quyết vấn đề nan giải này nhé.

Những lưu ý bạn cần biết khi tính chi phí xây nhà

Nhiều người thường rất lo lắng về cách tính tiền xây nhà trước khi thi công. Vì sao ư? Bởi điều này không những đảm bảo rằng bạn sẽ có căn nhà như ý mà còn tránh hiện tượng chi trội không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên biết là chi phí xây nhà có thể chênh lệch tuỳ thuộc vào nhà thầu, vị trí địa lý và giá lao động tại địa phương. Đôi khi, hiện tượng khan hiếm nguyên vật liệu cũng có thể đẩy giá thành lên rất cao. Đặc biệt là khi nhà bạn sử dụng gỗ cây.

Những lưu ý bạn cần biết khi tính chi phí xây nhà
Chi phí xây nhà có thể chênh lệch tuỳ thuộc vào nhà thầu, vị trí địa lý

Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bị “hù doạ” mà lo lắng về bài toán có vẻ hóc búa này. Hãy làm mọi thứ từng bước chậm rãi và chắc chắn và mọi chuyện đâu sẽ vào đấy. Dựa trên hồ sơ thi công, bạn có thể lên kế hoạch thi công hoàn chỉnh. Việc còn lại là nằm ở nhà thầu lên dự toán chi tiết công trình. Nếu đồng ý, bạn có thể tiến hành thi công với hạn chế rủi ro.

Tính chi phí và diện tích xây nhà

Với các bước này, bạn có thể áp dụng cho hầu hết các kiểu nhà và cách tính chi phí xây nhà cấp 4 hay các kiểu nhà khác cũng gần tương tự.

Tính diện tích xây nhà

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành xây nhà chính là diện tích thi công. Bạn muốn xây bao nhiêu tầng lầu thì giá cả sẽ tăng lên bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì chắc chắc mức chi phí bỏ ra sẽ phải khác.

Để tiện tham khảo, chúng tôi xin trình bày với bạn một trong những cách tính diện tích phổ biến nhất hiện nay như sau:

– Với tầng trệt: nếu nhà ở có bề rộng và dài lần lượt là a và b thì diện tích tầng trệt sẽ là 100% a.b

– Với tầng lầu: diện tích được tính tương tự như tầng trệt, gọi n là số lầu thì diện tích phần lầu sẽ là: 100% a.b. n

–  Với mái: với mái ngói sẽ là 70% a.b; với mái bằng sẽ là 50%.a.b; với mái tôn sẽ là 30%.a.b

– Với phần sân: được tính là 50%a.b

Tính chi phí xây nhà dựa trên mét diện tích đo đạc

Sau đó, chi phí xây nhà sẽ được dựa trên mét vuông để tính toán. Phương pháp này đang rất được ưa chuộng vì nó khá đơn giản mà lại nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng sẵn sàng đăng lên website của mình giá cả thi công để khách hàng tiện tham khảo trước khi liên hệ. Lưu ý là bạn phải tính phần diện tích của tất cả phòng ốc trong nhà, bao gồm các tầng lầu (nếu có) và thậm chí là mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.

Tính chi phí xây nhà dựa trên mét diện tích đo đạc
Chi phí xây nhà sẽ được dựa trên mét vuông để tính toán

Nhìn chung, giá xây phần thô áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại thành phố lớn hiện nay dao động vào khoảng 2.800.000 – 3.200.000 VNĐ/ mét vuông xây dựng. Trong khi đó, giá xây nhà trọn gói có thể từ 4.300.000 – 7.000.000 VNĐ/ mét vuông. Tuỳ theo qui mô công trình và chủng loại vật tư yêu cầu.

Cách tính chi phí làm móng nhà

Hẳn ai cũng đều biết rằng phần móng là một bộ phận quan trọng của căn nhà. Vì nó chịu toàn bộ tải trọng của kiến trúc bên trên. Do đó, việc tính toán chi phí cũng sẽ phức tạp hơn. Nếu phần móng của bạn làm đơn giản như móng băng một thì công thức tính có thể được tham khảo như sau:

– Với loại móng đơn (là loại móng được xây dựng theo nguyên tắc có một cột trụ lớn hoặc tập hợp nhiều cột nằm gần sát nhau để tăng độ chịu lực cho công trình): giá đã bao gồm đơn giá phần thô trong xây dựng nhà ở.

– Với loại móng băng một phương (đây là loại móng có dạng trải dài. Nếu móng băng được xây dựng theo phương ngắn của nhà thì chúng được gọi là móng băng một phương): 50% . Diện tích tầng trệt (a.b). Đơn giá của phần xây dựng thô.

Cách tính chi phí làm móng nhà
Phần móng là một bộ phận quan trọng của căn nhà

– Với loại móng băng hai phương (đây cũng là loại móng có dạng trải dài nhưng thay vì chỉ đuổi theo một phương, chúng trải dài theo cả hai phương của ngôi nhà): 70% . Diện tích tầng trệt (a.b). Đơn giá của phần xây dựng thô.

– Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000 đ]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].

– Móng cọc (khoan nhồi): [450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô]. Tuy nhiên, đối với móng cọc thì ta còn phải chịu ảnh hưởng của số lượng và chiều dài cọc. Chưa kể đến chi phí cho nhân công ép cọc nếu bạn sử dụng móng cọc ép tải.

Ví dụ minh họa

Nếu bạn muốn xây một ngôi nhà có 1 tầng trệt, 4 tầng lầu trên nền đất 10x6m và sân có diện tích 4x5m, sử dụng loại móc cọc dạng ép tải với số lượng 20 tim, chiều dài mỗi cọc là 8m, mái bê tông cốt thép và vật tư tốt thì cách tính sẽ như sau:

Tính diện tích

– 1 Trệt: 6×10 = 60m2

– 4 tầng lầu: 4x6x10 = 240m2

– 1 sân: 4×5=20m2

– Mái bê tông cốt thép = 6x10x50%=30m2

– Vậy tổng diện tích là 350m2

Tính chi phí

– Với chi phí móng: móng cọc ép tải: [0.2x (60+20).3.000.000 + 20.000.000 + [240.000.000x20x8) = 106.400.000đ

– Chi phí dành cho xây dựng phần thô và hoàn thiện: 350 x 5.500.000 = 1.925.000.000đ

Đây là mức chi phí ước lượng tại khu vực đô thị. Chi phí thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý, chủ thầu xây dựng cũng như nguồn nguyên vật liệu cụ thể mà gia chủ sử dụng. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ nằm trong khoảng ước lượng này và chênh không quá 20%.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính dự trù chi phí xây nhà. Mong rằng với cẩm nang chi tiết và hữu ích này, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm xây nhà, có định hướng rõ ràng hơn trong việc lên kế hoạch tài chính, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà ở. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công, có được dự trù chi phí chuẩn xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 7 = 2