Từ khi Việt Nam ký kết hiệp định EVFTA, bộ mặt kinh tế của đất nước cũng đã có những khởi sắc đáng mong đợi. Mới đây khi điểm qua báo cáo về tình hình kinh tế của Việt Nam tháng 8/2021 vừa thông qua, theo đó vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lại có xu hướng tăng. Cụ thể nguồn vốn sẽ tập trung đổ mạnh vào các ngành chủ đạo như công nghiệp chế biến, chế tạo, buôn bán lẻ và kinh doanh BĐS. Được biết muốn tận dụng tốt nguồn vốn nước ngoài, Việt Nam cần phải có khả năng cạnh tranh và duy trì lợi thế sản xuất bền vững nhằm giữ chân nhà đầu tư nước ngoài.
Table of Contents
Dòng vốn FDI chất lượng đang đổ vào Việt Nam
Theo nhận định, riêng từ tháng 4 đến tháng 6, tốc độ vốn đăng ký giảm mạnh hơn. Cho thấy tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát gần đây. Dù vậy, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, vẫn nhận định dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đang tích cực hơn so với các nước khác.
Phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng chống đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Bà Dorsati Madani nhấn mạnh dù năm nay vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ thấp hơn trước. Song điều quan trọng là khi nền kinh tế phục hồi tốt trở lại sau giai đoạn dịch Covid-19. Xu hướng của dòng vốn này vẫn sẽ tăng .
Để tận dụng dòng vốn ngoại
“Để tận dụng dòng vốn ngoại, Việt Nam cần có khả năng cạnh tranh, hiệu suất cao hơn trong sản xuất. Điều này để duy trì lợi thế. Đồng thời giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hiện tại. Chúng ta có thể thấy các sản phẩm máy tính, điện tử, sản phẩm công nghệ, dệt may…chiếm tỉ trọng lớn. Nhưng cần nâng giá trị gia tăng cho nền kinh tế trong tương lai thông qua việc phát triển các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời cùng tham gia chuỗi cung ứng này” – bà Dorsati Madani chỉ rõ.
Ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định. Nói rằng dòng vốn FDI đang dời đi là chưa đúng trong thời gian này. Có chăng là dòng vốn ngoại dịch chuyển vào Việt Nam chậm lại do một số địa phương đang gặp khó vì dịch Covid-19. Riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, báo cáo 7 tháng đầu năm cho thấy. Vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng với khoảng 170 doanh nghiệp ở các lĩnh vực phần mềm, viễn thông, điện – điện tử…
Thời của các “đại gia” công nghệ
Phải thừa nhận rằng, hai năm gần đây, xu hướng các công ty công nghệ đổ dồn đến Việt Nam ngày càng nhiều. Thậm chí còn có thể khẳng định, chưa bao giờ làn sóng này mạnh đến thế. Ngay cả những nhà đầu tư lớn ở làn sóng thứ nhất. Bao gồm Samsung, LG cũng đang liên tiếp mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Không chỉ là đầu tư cho sản xuất, cả Samsung và LG đều đang từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm R&D lớn của họ.
Còn Foxconn, sau một thời gian rời đi, “bỏ bê” các dự án ở Vĩnh Phúc. Họ cũng đã quay trở lại mạnh mẽ hơn. Thông tin cho biết, Foxconn dự kiến mở rộng đầu tư hàng tỷ USD. Với mục tiêu sản xuất các đơn hàng của Apple và Cisco tại Việt Nam. Không chỉ Foxconn, Luxshare, cả “tứ đại” nhà sản xuất cho Apple đều đã có mặt tại Việt Nam. Pegatron đang đầu tư 500 triệu USD tại TP. Hải Phòng. Còn Wistron đã đầu tư dự án 273 triệu USD ở Hà Nam.
Ngoài ra, còn có thể kể tới hàng loạt tên tuổi công nghệ khác đang đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn, Universal Global Technology (Đài Loan), thành viên Tập đoàn công nghệ ASE Holding. Họ đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất và lắp ráp bảng mạch điện tử cho đồng hồ, điện thoại, tai nghe để cung cấp cho Lenovo, Sony… tại Hải Phòng.