Đề xuất nhập xe cứu thương cũ cho HCM – Nơi trọng tâm của vùng dịch

Hiện nay tại TPHCM, do tình hình dịch bệnh đang rất căng thẳng nên nhu cầu sử dụng xe cứu thương rất lớn. Trước tình hình trên, văn bản về việc nhập xe cứu thương đã qua sử dụng (mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập) từ văn phòng UBND TP. HCM để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid đã được trình lên Cục Hải Quan. Theo đó đại diện Tổng cục Hải quan cũng nhận định rằng việc đề xuất nhập xe cứu thương cũ chỉ có thể áp dụng trong một số trường hợp đặc thù tại HCM hoặc một số địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hãy cùng điểm qua nội dung sau để cập nhật cụ thể hơn về đề xuất trên.

TP. HCM có thể xin Thủ tướng cho nhập xe cứu thương cũ chống dịch

Theo báo cáo của Cục Hải quan TP HCM. Xe cứu thương đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Việt Nam cũng không cho phép tiếp nhận hàng hóa viện trợ thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

TP HCM: Kiến nghị nhập xe cứu thương đã qua sử dụng phục vụ công tác chống dịch
TP HCM: Kiến nghị nhập xe cứu thương đã qua sử dụng phục vụ công tác chống dịch

Đối chiếu quy định trên, Cục Hải quan TP cho rằng. Việc tiếp nhận hàng hoá viện trợ nhập khẩu là xe cứu thương đã qua sử dụng không thể thực hiện được. Do đó, Cục Hải quan TP đã có công văn báo cáo với UBND TP HCM về dự thảo công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; cơ chế thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, đề xuất cho nhập khẩu xe cứu thương đã qua sử dụng.

Trước đó, Cục Hải quan TP HCM nhận được công văn của UBND TP HCM; về việc nhập xe cứu thương đã qua sử dụng từ Hàn Quốc. Nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, số lượng khoảng 20-30 chiếc.  Số xe này do Hiệp hội giao lưu an toàn phòng cháy quốc tế (IFSA) đề xuất hỗ trợ V. Tuy nhiên, để sử dụng được, chi phí vận chuyển, sửa chữa 1 xe cứu thương lên ti 6.000 USD.

Tăng nhanh sản xuất xe cứu thương để chống Covid 19

Là “mặt nạ đắt nhất” để bảo vệ sự sống. Xe cứu thương áp suất âm (hay còn gọi là áp suất chân không). Như tên gọi, là sự khác biệt lớn nhất so với xe cứu thương thông thường; ở chỗ chúng có thể đạt được hiệu quả cách ly ở “áp suất âm”. Loại phương tiện này có thể thực hiện điều trị khẩn cấp các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện đột ngột. Bảo vệ môi trường bên ngoài khỏi ô nhiễm; ngăn chặn dịch bệnh lan rộng hơn và hoàn thành việc cách ly và chuyển bệnh nhân an toàn.

Nhu cầu sử dụng xe cứu thương ngày càng cao trong bối cảnh dịch bệnh
Nhu cầu sử dụng xe cứu thương ngày càng cao trong bối cảnh dịch bệnh

Với nhu cầu tăng vọt trong đợt dịch vừa qua. Các nhà sản xuất được yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng 30 ngày xuống còn 10 ngày nhưng phải đảm bảo chất lượng. Chắc chắn là một thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hãng xe đã chấp nhận thử thách và thực hiện gấp rút. Tại Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã giao nhiệm vụ sản xuất 25 xe cứu thương áp suất âm cho Công ty TNHH Beiqi Foton Motor. Tổng số tiền ước tính là khoảng 3 triệu nhân dân tệ (giá xe trần, không bao gồm giá thiết bị y tế). Dòng xe cứu thương áp suất âm Beiqi Foton bao gồm các mẫu Tuyano, Scenic G9 và Scenic G7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

56 − = 47